ĐỔI MỚI KHÔI PHỤC DOANH NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI DỊCH BỆNH COVID

Date: - View: 961 - By:

TS Huỳnh Thanh Điền

 

Khủng hoảng Covid gây ra sự sụp đổ của nhiều DN. Nhiều khả năng dịch Covid sẽ còn tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp (DN) cần thay đổi để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với bối cảnh covid.

 

Bài học từ các cuộc khủng hoảng

Nhìn lại các cuộc khủng hoảng đã từng xảy ra trong lịch, từ khủng hoảng hội chứng hoa tulip năm 1636-1937 tại Hà Lan; đến các cuộc khủng hoảng tín dụng 1772 xuất phát từ Anh; đại suy thoái 1929-1930 xuất phát tại phố Wall của Mỹ; Khủng hoảng giá dầu OPEC năm 1973, xuất phát từ cấm vận xuất khẩu dầu cho Mỹ và các nước đồng minh; Khủng hoảng châu Á 1997, xuất phát từ Thái Lan; và khủng hoảng tài chính 2007-2008, xuất phát từ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ). Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng này là tiềm ẩn trước đó các hiện tượng đầu cơ, tín dụng niềm tin, đến các sự cố trong lưu thông hàng hoá bị gián đoạn, tâm lý hoảng loạn. Quá trình xoay sở thoát ra khỏi khủng hoảng đánh dấu sự nỗ lực thay đổi mạnh mẽ từ cộng động DN, chính sách khôi phục của chính phủ và xuất hiện những xu hướng mới.

Khủng hoảng Covid cũng không ngoại lệ, dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc đầu năm 2020 và nhanh chóng lan rộng ra các nước, gây tâm lý hoảng loạn. Cùng với không đồng bộ giữa các chính sách kiểm soát dịch giữa các quốc gia, khiến khủng hoảng trở nên chầm trọng hơn và chưa có hồi kết. Hàng hoá lưu thông bị gián đoạn, chi phí logistics tăng cao, tâm lý tiêu dùng, đầu tư giảm mạnh. Một số quốc gia chống dịch cực đoan theo kiểu giãn cách ngoài đường, dồn dân vào các khu nhà ở hoặc khu cách ly, cho DN sản xuất 3 tại chỗ, lập các chốt kiểm soát chằng chịt tại các tuyến giao thông gây ra tắc nghẽn lưu thông hàng hoá, t chi phí giao dịch tăng cao. Dẫn đến đến hàng loạt DN ngưng hoạt động, phá sản, thất nghiệp gia tăng, gây ra nhiều vấn đề an sinh xã hội nghiêm trọng mà có lẻ phải mất rất nhiều năm mới có thể giải quyết được.

Xuất hiện xu hướng và nút thắt cần thay đổi:

Trong bối cách dịch bệnh bùng phát, DN tìm được cách duy trì hoạt động, giao dịch, giao tiếp theo hướng hạn chế tiếp xúc. Từ đây đã bắt đầu xuất hiện những xu hướng mới. Khi khách hàng có xu hướng mua hàng trực tuyến nhiều hơn, buộc lòng DN phải thay đổi gói sản phẩm và phương thức bán hàng sao cho phù hợp với xu hướng mới. Khi chuỗi cung ứng truyền thống bị gián đoạn hoặc không ổn định, buộc lòng DN phải thay đổi phương án cung ứng an toàn và ổn định hơn. Khi đối tác đặt hàng không thể trực tiếp kiểm soát chất lượng tại nhà máy, buộc lòng DN phải thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng giúp khách hàng có thể theo dõi các thông số quản lý chất lượng từ xa. Khi chính phủ quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch, buộc lòng DN phải thay đổi cách bố trí sản xuất, làm việc, họi hội, báo cáo từ xa. Đây là những xu hướng mới DN cần nắm bắt để thay đổi khôi phục DN thích ứng với bối cảnh Covid.

Đổi mới để phù hợp với xu hướng mới là yếu tố quyết định đến việc khôi phục DN. Mức độ thành công quá trình này phụ thuộc vào mức độ phù hợp của nguồn lực và dự địa khôi phục của mỗi DN. Có rất nhiều vấn đề cần thay đổi như gói sản phẩm, phương thức xúc tiến, kiểm soát chất lượng, chuỗi cung ứng, bố trí sản xuất, kỹ năng của đội ngũ, bán hàng,…Mấu chốt của nút thắt đổi mới các hoạt động này là mức độ chuyển đổi số của DN và tính sẵn sàn của đổi ngũ. Nếu thực hiện chuyển số thành công và chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàn cho người lao động, sẽ dễ dàng thực hiện các thay đổi khác.

Việc thực hiện thay đổi dễ hay khó còn phụ thuộc vào dư địa khôi phục của mỗi DN, biểu hiện qua những giá trị vô hình và hữu hình. Giá trị vô hình bao gồm uy tín DN, dữ liệu khách hàng, tính chuyên nghiệp của hệ thống quản lý, tính năng động và sáng tạo của đội ngũ, tính ổn định của các đối tác kinh doanh đến; và giá trị hữu hình như tài sản cố định, tiền mặt phải thu, tồn kho, nợ và khả năng trả nợ, cấu trúc vốn, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận… Nếu uy tín của DN cao sẽ dễ thu hút khách hàng trở lại, khi có nhiều khách hàng sẽ dễ tìm được đơn hàng mới. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của hệ thống sẽ giúp đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng; đối tác kinh doanh không bị thiệt hại nhiều sẽ giúp DN giảm bớt rủi ro khi giao dịch; còn nguồn tài chính lành mạnh giúp DN dễ dàng đầu tư cho những thay đổi. Ngược lại, DN sẽ khó thực hiện thay đổi.

Lựa chọn chiến lược:

DN cần lựa chọn chiến lược thay đổi phù hợp tuỳ vào mức độ phù hợp với xu hướng mới và dự địa khôi phục của mỗi DN. Có bốn chiến lược cho DN lựa chọn như sau:

Lý tưởng nhất là tính phù hợp với xu hướng mới cao và dự địa đổi mới tốt, khi đó DN nên chủ đội kiến tạo giá trị mới để vượt lên dẫn đầu thị trường.

Nếu mức độ phù hợp với xu hướng mới thấp nhưng dự địa đổi mới khôi phục cao, đây là trạng thái cực nhọc cho quá trình đổi mới khôi phục. DN có thể lựa chọn cách đầu tư hoặc mua lại các ý tưởng sáng tạo phục vụ cho đổi mới.

Nếu  nhiều mức độ phù hợp với xu hướng mới cao nhưng dự địa đổi mới khôi phục thấp, đây cũng là trạng thái cực nhọc của quá trình đổi mới. Khi đó, DN có thể lựa chọn cách liên minh với các đối tác có tính đổi mới cao để cùng thực hiện đổi mới.

Nan giải nhất là đối với các DN mức độ phù hợp với xu hướng mới và dự địa đổi mới khôi phục đều hạn chế. Khi đó, DN cần linh hoạt tìm nút thắt trong hàng loạt vấn đề cần thay đổi và xoay sở đổi mới từng bước, tranh thủ sự giúp đỡ của các đối tác kinh doanh.

Mô hình lựa chọn chiến lược đổi mới khôi phục DN thích ứng với Covid

Thực hiện đổi mới:

Có nhiều vấn đề cần thay đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới, trọng tâm thay đổi của mỗi DN cũng khác nhau. Kinh doanh trong bối cảnh covid, DN cần thay đổi liên quan  đến sản phẩm, bố trí sản xuất, phân phối, cung ứng, kiểm soát chất lượng, hệ thống báo cáo, làm việc, quản lý nhân sự phù hợp với bối cảnh Covid.

Khách hàng của DN bất kỳ có 2 nhóm, bao gồm: khách hàng tiêu dùng cuối cùng và khách hàng DN. Khách hàng có xu hướng mua hàng trực tuyến nên DN phải giới thiệu sản phẩm của mình trên các sàn thương mại điện tử, chợ trực tuyến địa phượng trên các trang mạng xã hội hoặc quảng bá trên nền tảng internet. Để bán sản phẩm cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng, DN cần thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng bổ sung các thuộc tính tạo sự tiện lợi cho nhân viên giao hàng chuyên nghiệp vận chuyển và hướng dẫn tỉ mỉ cho khách hàng lắp ráp, sử dụng.

Đối với khách hàng DN, họ không có điều kiện đến nhà máy để kiểm tra chất lượng sản phẩm mà cần kiểm soát chất lượng từ xa. DN cần tích hợp công nghệ số như sử dụng camara, điện toán đám mây, kết nối internet để minh bạch hoá các thông số chất lượng nhằm tiện lợi cho khách hàng kiểm soát chất lượng từ xa ở các khâu quan trọng của nhà máy. Khi DN giới thiệu sản phẩm, không chỉ giới thiệu giá trị sử dụng của sản phẩm, mà còn giới thiệu đầy đủ các thuộc tính đó nhằm thuyết phục khách hàng tốt hơn.

Việc cung ứng các yếu tố đầu vào nhanh chóng, liên tục, ít bị gián đoạn, đảm bảo chi phí hợp lý là bài toán nan giải của nhiều DN. DN cần có nhiều phương án khác nhau trong xây dựng chuỗi cung ứng đầu vào. Có những quốc gia cung cấp nguyên liệu với giá thấp, nhưng rủi ro bị gián đoạn cao do chính sách kiểm soát dịch của chính phủ nước họ. Nhưng cũng có những quốc gia cung cấp đầu vào với giá cao hơn, nhưng tính ổn định tốt bởi chính phủ nước họ kiểm soát dịch cởi mở hơn cho vấn đề lưu thông. DN cần tính toán xây dựng nhiều phương án cung ứng khác nhau để thuận lợi cho việc xoay sở đầu vào hiệu quả. Trong bối cảnh chính sách kiểm soát dịch không đồng bộ giữa các quốc gia, việc xây dựng nhiều phương án cung ứng quốc tế, đan xen với phương án cung ung nội địa là rất quan trọng nhằm đảm bảo ổn định sản xuất.

Ưu tiên cho làm việc từ xa là xu hướng gần như bắt buộc đối với DN trong bối cảnh covid còn tiếp diễn. Làm việc luôn đi kèm với báo cáo, thảo luận và ra quyết định kịp thời. Do vậy, càn đầu tư cho chuyển đổi số để tự động hoá từ nhận đơn hàng, tính toán định mức đầu vào, lịch trình sản xuất, theo dõi quá trình sản xuất, tiếp nhận phản hồi của khách hàng. Khi chuyển đổi số thành công, dữ liệu về khách hàng, nhà cung cấp và các giao dịch được lưu giữ và được tự động xử lý. Khi đó, giúp nhà quản trị dễ phát hiện được các vấn đề đang tồn tại, cũng như những xu hướng mới. Việc này cũng giúp lãnh đạo, nhân viên nắm bắt tình hình công việc dễ dàng trên hệ thống, các báo cáo, phân tích được tự động truy xuất từ hệ thống, thảo luận trực tuyến để đưa ra các quyết định nhanh chóng.

Mọi thay đổi đều gặp trở ngại bởi thói quen của của người lao động. Đặc biệt thay đổi trong bối cảnh covid, trở ngại này càng nan giải hơn vì tâm lý lo lắng về an toàn phòng bệnh. Việc động viên, truyền cảm hứng và truyền thông nội bộ với thông điệp tác động đến tâm lý, tình cảm là đặc biệt quan trọng trong lúc này. Làm sao để người lao động nhận thức được thay đổi mang tính quyết định sống còn của công ty và công ăn việc làm, cũng như phát triển nghề nghiệp của họ.

Có rất nhiều vấn đề cần thay đổi để thích ứng với bối cảnh Covid, DN cần nhận diện sự phù hợp với xu hướng mới và dự địa khôi phục để lựa chọn chiến lược phù hợp. Nguồn lực luôn có hạn, cần xác định nút thắt và ưu tiên nguồn lực để tháo gỡ nút thắt, lúc đó sẽ kéo theo những thay đổi khác dễ dàng hơn. Quá trình này là lý tưởng, cực nhọc hay nan giải tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp.

LIÊN KẾT
FANPAGE