TS Huỳnh Thanh Điền/ Bài đăng trên báo SGGP (ngày 05/12/2017)
Gần đây, trong cả nước xảy ra nhiều vụ xung đột, từ vụ Đồng Tâm trước đó, đến BOT Cai Lậy bây giờ, đều có chung một mẫu số liên quan đến xung đột giữa quản lý nhà nước với nhóm người bị ảnh hưởng lợi ích.
Cảnh hỗn loạn tại trạm BOT Cai Lậy chiều ngày 30-11 . Ảnh: TRẦN DUY
Điều đáng nói là hành vi phản ứng với những xung đột đã gây mất trật tự xã hội và xâm hại nặng nề đến uy tín của các bên.
Trong bất kỳ xã hội hay tổ chức nào cũng đều không thể tránh khỏi những xung đột. Vậy mới cần đến luật lệ, quy tắc ứng xử, để cho dù có xung đột nhưng các bên vẫn hành xử trong trật tự, nhằm đảm bảo uy tín cho cả hai, cũng như không gây ra những hậu quả đáng tiếc về sau. Cũng khó đảm bảo rằng mọi người hành xử đúng mực khi phát hiện lợi ích của mình bị xâm phạm.
Do vậy, trong xã hội, thường lập ra các hội, đoàn đại diện cho từng nhóm dân chúng, nhóm ngành nghề, với các lợi ích khác nhau. Hội, đoàn hoạt động với phương châm xuyên suốt là bảo vệ lợi ích của hội viên. Đồng thời hành động bảo vệ lợi ích đó đảm bảo tuân thủ luật lệ, trật tự và đạo đức xã hội. Nhà nước là đại diện cho dân, hoạt động vì quyền lợi chung của toàn dân nên đôi khi ảnh hưởng đến một vài nhóm lợi ích khác trong xã hội. Do vậy, nhiều khi khó tránh khỏi xung đột, phản ứng giữa họ với hoạt động quản lý nhà nước. Song để phản ứng này đảm bảo trật tự, ổn định, đôi bên “cùng thắng” thì rất cần phải tuân thủ luật lệ, quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Dù là bất kỳ ai bị xâm hại đến lợi ích, dù lợi ích đó là gì, có lý hay vô lý, thì cũng rất cần các hội, đoàn tập hợp ý kiến, kiến nghị, yêu cầu đối thoại để giải quyết thỏa đáng.
Các anh tài xế vất vả chạy trên đường (trong vụ việc BOT Cai Lậy), những người dân lương thiện (ở xã Đồng Tâm) muốn bảo vệ lợi ích của mình thì cũng nên theo trật tự, luật lệ, chuẩn mực. Chỉ có hội, đoàn mới có thể đại diện cho tiếng nói quyền lợi của họ để đối thoại cùng chính quyền một cách trật tự. Xung đột trong xã hội là điều khó tránh và rất cần ứng xử với xung đột trong một trật tự vì xã hội văn minh, phát triển.
Trong bất kỳ xã hội hay tổ chức nào cũng đều không thể tránh khỏi những xung đột. Vậy mới cần đến luật lệ, quy tắc ứng xử, để cho dù có xung đột nhưng các bên vẫn hành xử trong trật tự, nhằm đảm bảo uy tín cho cả hai, cũng như không gây ra những hậu quả đáng tiếc về sau. Cũng khó đảm bảo rằng mọi người hành xử đúng mực khi phát hiện lợi ích của mình bị xâm phạm.
Do vậy, trong xã hội, thường lập ra các hội, đoàn đại diện cho từng nhóm dân chúng, nhóm ngành nghề, với các lợi ích khác nhau. Hội, đoàn hoạt động với phương châm xuyên suốt là bảo vệ lợi ích của hội viên. Đồng thời hành động bảo vệ lợi ích đó đảm bảo tuân thủ luật lệ, trật tự và đạo đức xã hội. Nhà nước là đại diện cho dân, hoạt động vì quyền lợi chung của toàn dân nên đôi khi ảnh hưởng đến một vài nhóm lợi ích khác trong xã hội. Do vậy, nhiều khi khó tránh khỏi xung đột, phản ứng giữa họ với hoạt động quản lý nhà nước. Song để phản ứng này đảm bảo trật tự, ổn định, đôi bên “cùng thắng” thì rất cần phải tuân thủ luật lệ, quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Dù là bất kỳ ai bị xâm hại đến lợi ích, dù lợi ích đó là gì, có lý hay vô lý, thì cũng rất cần các hội, đoàn tập hợp ý kiến, kiến nghị, yêu cầu đối thoại để giải quyết thỏa đáng.
Các anh tài xế vất vả chạy trên đường (trong vụ việc BOT Cai Lậy), những người dân lương thiện (ở xã Đồng Tâm) muốn bảo vệ lợi ích của mình thì cũng nên theo trật tự, luật lệ, chuẩn mực. Chỉ có hội, đoàn mới có thể đại diện cho tiếng nói quyền lợi của họ để đối thoại cùng chính quyền một cách trật tự. Xung đột trong xã hội là điều khó tránh và rất cần ứng xử với xung đột trong một trật tự vì xã hội văn minh, phát triển.