Ảnh hưởng của quá tự tin, quá lạc quan đến mua bán, sáp nhập

Date: - View: 1533 - By:

TS HUỲNH THANH ĐIỀN

Sự ngạo mạn, quá tự tin dẫn đến “cái giá phải trả” của người đi thâu tóm. Đó là sự trả mức giá cao hơn giá trị đúng.

Thông thường động cơ đi thâu tóm doanh nghiệp xuất phát từ mong muốn tận dụng lợi thế theo quy mô lớn, bổ sung thêm nguồn lực, tăng sự đa dạng hoá, loại bỏ sự thiếu hiệu quả, giảm chi phí tài chính để hướng đến tang giá trị thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Khi đi thâu tóm doanh nghiệp khác, sự ngạo mạn, quá tự tin rất dễ xuất hiện dẫn đến cái giá phải trả của người chiến thắn. Đó là sự trả mức giá cao hơn giá trị đúng.

Tự tin quá mức (overconfidence) là khuynh hướng con người đề cao kiến thức, khả năng và tính chính xác thông tin của mình hoặc lạc quan quá mức về tương lai và khả năng kiểm soát tính thế. Còn lạc quan quá mức (excessive optimism) là khuynh hướng đánh giá xác suất các kết quả thuận lợi/bất lợi quá cao/quá thấp so với kinh nghiệm quá khứ hoặc những phân tích suy luận. 


Thực tế cho thấy nhà quản lý quá lạc quan và quá tự tin thường có khuynh hướng M&A cao hơn 65% so với các nhà quản lý lí trí, cao hơn nữa nếu công ty có dòng tiền dương, nhưng giảm khi HĐQT có ít hơn 12 thành viên. Những người này tiếp tục M&A ngay cả khi thị trường phản ứng tiêu cực vì cho rằng thị trường đang định giá thấp vốn cổ phần và/hoặc nợ rủi ro do công ty phát hành.

Trong M&A thường đánh giá quá cao giá trị hợp lực về doanh số, đánh giá thấp tỷ lệ mất khách hàng, tình hình cạnh tranh và quá lạc quan về tiềm năng bán chéo sản phẩm, thổi phồng giá trị hợp lực, đánh giá thấp tỷ lệ mất khách hàng, tình hình cạnh tranhlàm giảm chi phí hợp lực. Nhà quản lý quá lạc quan và quá tự tin thường ra quyết định thâu tóm dựa trên sự đánh giá trực giác, chú trọng đạt được thoả thuận bằng bất cứ giá nào và bỏ qua việc định giá một cách bài bản, hoặc sẽ tìm cách biến đổi các con số để hỗ trợ cho các quyết định mà họ muốn đưa ra.

Tuy nhiên trên thực tế cổ đông của công ty đi thâu tóm không dành được toàn bộ giá trị hợp lực khi có chi phí pha loãng bởi áp lực cạnh tranh, các nhà quản lý của công ty mục tiêu đòi giá trị cao hơn thị trường. Do vậy, công ty bị thâu tóm bị đánh giá cao, bên thâu tóm muốn mua nên định giá cao và thanh toán bằng cổ phần hơn là tiền mặt. Trong khi đó, công ty bị thâu tóm cũng tư đề cao giá trị công ty mình so với thị trường nên đòi hỏi phần bù thâu tóm.

Mặt khác, thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến việc định giá trị hợp lực, dẫn đến bên thâu tóm phải gánh chịu “cái giá phải trả của người chiến thắng”. Chẳng hạn như giá trị công nghệ mới của công ty mục tiêu quyết định giá trị hợp lực của thương vụ M&A. Công ty mục tiêu là người có đầy đủ thông tin hơn và họ có thể đưa ra mức giá trị theo hướng có lợi cho mình thay vì giá trị đúng.

LIÊN KẾT
FANPAGE