Cảm tính, quá tự tin trong đầu tư

Date: - View: 1088 - By:

Để đi đến quyết định đầu tư, cần nhiều thông tin liên quan đến tính toán chi phí đầu tư ban đầu, nguồn vốn, lãi vay, doanh thu, chi phí, giá trị sau khi dự án,....Với những thông tin đó đưa đến dự kiến dòng tiền vào - ra  và dòng tiền ròng hàng năm. 

Trên cơ sở dòng tiềng ròng (vào - ra) có thể tính toán được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án với các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoà vốn (PP),... Các nhà đầu tư lý trí thường dựa vào tiêu chí NPV, IRR hơn so với PP.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có tâm lý quan tâm đến cơ hội sinh lời nhiều hơn là giá trị sinh lời. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư quá lạc quan thường có khuynh hướng thổi phòng dòng tiền, đánh giá thấp chi phí, không cân nhắc đến khả năng dự án bị chậm tiến độ.

Mặc khác, trong quá trình thực hiện đầu tư, khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy dự án không còn hiệu quả mà vẫn tiếp tục dự án, e ngại dừng dự án. Tâm lý phổ biến nhất là sự tiếc nuối, không muốn đối mặc với sự thật về chắc chắn lỗ mà tìm cách đưa đến việc lỗ chỉ là một khả năng, có thể sẽ không xảy ra. Điều đáng nói là nhiều nhà đầu tư có trách nhiệm lại càng cố gắng dồn tiền vào tiếp tục dự án cho đến khi sự thật được thua lỗ đã quá rõ ràng thì mới chịu dừng lại.

Yếu tố tâm lý chi phối đến các quyết định đầu tư không chỉ ở các dự án tư mà còn ngay cả các dự án công trong hầu hết các khâu từ quyết định chủ trương, đến quyết định đầu tư, thực hiện dự án. Sự tự tin quá dẫn đến việc đánh giá thấp các rủi ro, Sự quá lạc quan đưa đến dự đoán dòng tiền bị lệch lạc cao hơn thực tế; việc ngại khoản lỗ chắc chắn, tiếc nuối  không dám xác nhận kết quả lỗ đưa đến việc tiếp tục theo đuổi dự án thất bại. 

HUỲNH THANH ĐIỀN

 

 

 

LIÊN KẾT
FANPAGE