Huỳnh Thanh Điền (2016). "Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam". Hội thảo khoa học:Doanh nghiệp khởi nghiệp - hướng phát triển. Ban kinh tế- ngân sách Hội đồng nhân dân và Viện nghiên cứu TPHCM đồng tổ chức. NXB Công Thương.
Tóm tắt:
Phát triển năng lực khởi nghiệp hiện đang là chủ trương lớn của Đảng ta, nhưng việc nhận dạng, đánh giá thực trạng các hình thức khởi nghiệp chưa được rõ ràng, nên chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp chưa phát huy được hiệu ứng tích cực. Mục tiêu nghiên cứu nhằm nhận dạng rõ các hình thức khởi nghiệp, đánh giá thực trạng để gợi ý chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai dạng khởi nghiệp bao gồm khởi sự mới và khởi nghiệp của doanh nghiệp; loại hình ưu tú nhất của hai dạng là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Ở Việt Nam các nhân tố động cơ tiêu cực thúc đẩy khởi sự mới là phổ biến, nên chủ thể khởi nghiệp chưa có sự trang bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để khởi nghiệp, dễ dẫn đến thất bại; động cơ khởi nghiệp của cá nhân đến từ những nhân tố thúc đẩy tiêu cực, còn động cơ của doanh nghiệp chủ yếu đến từ sự phấn chấn bởi thành công trong quá khứ, doanh nghiệp còn hạn chế trọng việc thiết lập hệ thống nhận diện dấu hiệu khởi nghiệp; doanh nghiệp đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Trong khi đó, hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp được hình thành khá đầy đủ nhưng hoạt động khá rời rạc, chưa có cơ chế thống nhất trong việc kết nối chúng với nhau trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra các chỉ dẫn giúp cá nhân/ doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng động cơ, phương pháp khởi nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam; đồng thời gợi ý chính sách giúp hình thành các thành phần và kết nối chúng với nhau trong hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.