Để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và phòng vệ trong khối CPTPP

Date: - View: 1755 - By:

TS. HUỲNH THANH ĐIỀN – Ngày 08/3/2018

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự tham gia của 11 Quốc gia Xuyên hai bờ Thái Bình Dương với mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng dẫn đến môi trường và điều kiện kinh doanh toàn cầu nói chung và các quốc gia trong khối CPTPP nói riêng dự báo có nhiều thay đổi, và điều này vừa tạo ra cơ hội và vừa tạo ra thách thức mới cho các doanh nghiệp.

CPTPP với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn các Hiệp định thương mại trước đó. Nội dung cam kết phủ rộng từ cắt giảm hoặc xoá bỏ trên 20.000 dòng hàng thuế quan, điều kiện xuất xứ, phòng vệ thương mại, thống nhất về bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, cam kết về lao động, môi trường, rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tể, mở rộng dịch vụ tài chính, minh bạch chính sách mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nghiêm các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ, di chuyển lao động, công đoàn độc lập, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách của chính phủ phải đảm bảo sự bình đẳng. Các nội dung cam kết với quy định rất chi tiết và tính kỷ luật thực thi cao hơn so với các Hiệp định trước đây, nhất là quy định doanh nghiệp có quyền đơn phương kiện chính phủ kiện chính phủ nếu phát hiện và có đủ bằng chứng về vi phạm cam kết của CPTPP.

Phạm vi cam kết

Các Hiệp định thông thường

CPTPP

Thuế quan

Cắt giảm có lộ trình khá dài

Xoá bỏngay  hoặc có lộ trình cắt giảm ngắn

Xuất xứ

Quy tắc xuất xứ chung

Ngoài quy tắc chung còn đề cập đến quy tắc xuất xứ cụ thể đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là dệt may

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Thường áp dụng một số tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc và/hoặc cá biệt bởi mỗi quốc gia nhập khẩu.

Tiêu chuẩn chung cho các nhóm sản phẩm: mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và thức uống chưng cất, công thức độc quyền cho các loại thực phẩm đóng gói sẵn và phụ gia thực phẩm, và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Quyền sở hữu trí tuệ

Có cam kết nhưng tính kỷ luật thực thi không cao

Tính kỷ luật trong thực hiện cam kết về quyền sở hữu trí tuệ khá cao

Mua sắm công

Chủ yếu thoả thuận theo nguyên tắc

Minh bạch thủ tục mua sắm công

Cam kết lao động

Chủ yếu thoả thuận nguyên tắc

Theo công ước ILO;

Quyền tự do lập hội

Giải quyết tranh chấp

Tính kỷ luật

Kiện gián tiếp

Kiện trực tiếp

Nguyên tắc mở cửa các ngành

Nguyên tắc “Chọn – cho”

Nguyên tắc “Chọn - bỏ”

 

Khi thực thi các cam kết của CPTPP, sẽ dẫn đến môi trường kinh doanh có những thay đổi đáng chú ý như: trước hết, môi trường vĩ mô sẽ thay đổi thông qua việc chính phủ các nước điều chỉnh các luật lệ, chính sách theo cam kết của CPTPP nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa doanh nghiệptrong nước và FDI, nghĩa là chính phủ sẽ không thể áp dụng các chính sách hỗ trợ chỉ dành cho doanh nghiệp trong nuớc về tài chính, mua sắm công hoặc áp đặt các điều kiện thuận lợi cho riêng với FDI cũng như các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Kế đến, môi trường vi mô sẽ thay đổi theo hướng  cơ hội tiếp cận khách hàng xuất khẩu sẽtăng lên, nhưng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nội địa cũng rất cao; chuỗi cung ứng sẽ có sự thay đổi do cam kết về quy tắc xuất xứ theo hướng các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ tìm cách di chuyển nhà máy đến các nước trong khối CPTPP; các yếu tố đầu vào sẽ tiết kiệm hơn; sự đe doạ từ sản phẩm tiềm ẩn, cạnh tranh về lao động gay gắt hơn. Sau cùng, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành sản xuất sẽ diễn ra nhanh hơn tiềm ẩn xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới, nhất là các hình thức kinh doanh có sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin.  

Với sự thay đổi mạmh mẽ của bối cảnh kinh doanh từ vi mô đến vĩ mô,  các quốc gia trong khối CPTPP sẽ cố gắng tốt nhất nhằm tạo ra nhiều cơ hội  cho doanh nghiệp và đặc biệt là cácdoanh nghiệp trong nước của khối CPTPP; Các doanh nghiệp này sẽ phải đối diện với  hai dòng chảy đang có nhiều thay đổi từ các cam kết CPTPP chủ yếu bao gồm: (1) dòng chảy thâm nhập hàng hoá và phát triển mạng lưới kinh doanh ra bên ngoài; (2)  dòng chảy về sự thâm nhập hàng hoá và doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tưtrong nước. Hai dòng chảy này do TPP mang lại sẽ tác động đến hầu hết các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp. Dòng chảy thâm nhập hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp ra các quốcgia khác trong nội khối đòi hỏi năng lực thâm nhập thị trường, còn dòng chảy thâm nhập hàng hóa từ các quốc gia khác trong nội khối đến một quốc gia cụ thể đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc quốc gia cụ thể này phải có năng lực phòng vệ nhằm bảo vệ thị trường trong nước.

Như vậy, để tận dụng cơ hội từ CPTPP, doanh nghiệp một quốc gia cụ thể trong khối TPP cần chuẩn bị hai nhóm điều kiện thâm nhập và phòng vệ nhằm bảo vệ thị phần trong nước và mở rộng thị phần nước ngòai trong khối CPTPP. Đối với điều kiện thâm nhập hàng hoá và mở rộng phát triển kinh doanh ra bên ngoài, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo xuất xứ nội khối; thực hiện tốt các cam kết về lao động, môi trường, quản lý chất lượng, năng lực tương tác với thị trường xuất khẩu, năng lực cạnh tranh về giá, thương hiệu, điều kiện giao hàng. Đối với điều kiện phòng vệ trước sự thâm nhập hàng hoá từ nước ngoài và cạnh tranh với FDI, ngoài những đòi hỏi đáp ứng điều thâm nhập nêu trên, doanh nghiệp còn phải đáp ứng được điều kiện về mạng lưới phân phối, nâng cao khẳ năng liên kết với các doanh nghiệpnội địa khác giữa các công đoạn sản xuất thành một “bức tường vững chắc” để phòng vệ trước sự thâm nhập từ bên ngoài.

Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp cần điều chỉnh các hoạt đông (chiến lược, cấu trúc, nguồn lực) cho thích ứng với môi trường quốc tế hoá. Quá trình đó, doanh nghiệp tham gia các giao dịch quốc tế, xuất khẩu hàng hoá và phát triển kinh doanh ra bên ngoài; đồng thời cũng phải ứng phó với sự cạnh tranh quốc tế; theo đó tạo ra nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp. Như vậy, việc CPTPP sẽ mang lại cơ hội hay thách thức tuỳ thuộc vào cấu trúc hoạt động của các doanh nghiệp đối với việc tiếp cận thị trường trong và ngòai nước biểu hiện bằnghai năng lực: (1) năng lực thâm nhập, là các khả năng mở rộng đầu tư, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu để tận dụng các cơ hội từ CPTPP; (2) năng lực phòng vệ là khả năng duy trì thị phần của doanh nghiệp khi có sự thâm nhập hàng hoá dịch vụ từ các doanh nghiệp bên ngòai khi họ tận dụng các lợi thế từ CPTPP.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu định hướng xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công, phụ thuộc vào nguyên liệu do nước ngoài chỉ định nên khó đạt điều kiện về xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng chưa đạt yêu cầu, công nghệ chậm cải tiến và ý thức quản lý chất lượng chưa cao, nguồn nhân lực thiết kế công nghiệp và tương tác thị trường còn hạn chế,… nên khó thâm nhập vào thị trường các nước trong khối CPTPP. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI ngày càng lớn, nhưng năng lực phòng vệ của DN trong nướccòn hạn chế do thiếu tính liên kết trong sản xuất, yếu trong các công đọan quan trọng nhất của chuỗi giá trị là thiết kế và phân phối.

Bên cạnh những hạn chế chung, đối với  từng ngành công nghiệp có những hạn chế khác nhau. Vấn đề của Dệt may và giày da là nguồn nguyên liệu ngoại khối CPTPP và phương thức xuất khẩu gia công chủ yếu; ngành chế biến lương thực – thực phẩm thì thiếu định hướng xuất khẩu, chưa qui hoạch được chuỗi liến kết nguyên liệu – sản xuất – phân phối; ngành hoá chất, cao su, nhựa bị hạn chế trong việc chưa sản xuất được cao su kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu; ngành cơ khí, điện tử thì chưa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, cũng như hạn chế trong tiếp cận FDI để liên kết, từng bước học tập và làm chủ công nghệ

Để tận dụng được cơ hội CPTPP đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực thâm nhập hàng hoá, phát triển kinh doanh ra bên ngoàibằng việc cải tiến công nghệ, quản lý chất lượng tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh, tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời phải nâng cao năng lực phòng vệ trước sự thâm nhập hàng hoá, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối nội địa vững chắc.

Theo đó, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các cơ hội và kiểm soát thách thức từ TPP, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực thâm nhập và phòng vệ. Để thực hiện được định hướng đó, cần đến sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp, sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nội địa thông qua nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, cũng như những nỗ lực tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi từ chính sách nhà nước. Các gợi ý cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp: Cần tích cực hoàn thiện hệ thống quản trị trong theo hướng “chuỗi và chuẩn”, nghĩa là sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, cần kiểm soát sản xuất là áp dụng các hệ thống quản trịchất lượng tiên tiến để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (kể cả cung ứng nội địa, cũng như xuất khẩu); Chuyên nghiệp hoá trong quản trị sản xuất từ khâu thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng đến tạo lập các vùng nguyên liệu; nâng cao trình độ ngũ nhân lực thiết kế công nghiệp; tích cực chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang tự chủ về nguyên liệu, thiết kế, định hướng xuất khẩu nhằm đủ điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu;chú trọng xây dựng hoặc thiết lập hệ thống phân phối nội địa bền vững để phòng vệ tốt trước sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài; cũng như thiết lập hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất phân phối hàng hoá ra bên ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển năng lực khai thác thị trường, năng động tiếp cận DN sản xuất đầu cuối để định hướng khách hàng phù hợp.

- Vai trò của các Hiệp hội: Cần thực hiện kết nối doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học trong triển khai nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và truyền thông, phản hồi chính sách: (1) nghiên cứu các quy định của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để thông tin đến doanh nghiệp về các điều kiện để thâm nhập hàng hoá ra nước ngoài, cũng như biện pháp phòng vệ trước sự thâm nhập của nước ngoài; thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp để tổng hợp các vấn đề yếu kém của nguồn nhân lực của ngành để liên kết với các Trường/Viện xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp; (2) Tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu từ các doanh nghiệp để liên kết với các Trường/Viện đặt hàng nghiên cứu thông quan sử dụng ngân sách nhà nước triển khai các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ.

- Thiết kế cơ chế - chính sách theo bối cảnh CPTPP: Các cam kết từ CPTPP ràng buộc rất nhiều trong các chính sách hỗ trợ đơn phương cho doanh nghiệp nội địa. Do vậy, để giúp doanh nghiệp kịp thời nhận diện và hạn chế rủi ro, trọng tâm các chính sách là tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, các quy định về kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp rõ ràng, cũng như tăng cường thông tin chính sách giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro từ chính sách pháp luật. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa cần trọng tâm vào việc tạo lập các “hàng rào kỹ thuật”, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của FDI, không để FDI có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa như trong thời gian qua.

Nguồn: Video trích từ Kênh truyền hình FBNC

LIÊN KẾT
FANPAGE