Khoá đào tạo Thiết lập và Thẩm định dự án đầu tư

Date: - View: 2266 - By:

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

Ban giảng viên:       TS. Huỳnh Thanh Điền             

 

Đối tượng học viên:

Học viên đang công tác liên quan đến công tác lập và thẩm định dự án đầu tư tại các đơn vị kinh doanh, ngân hàng

 

Thời lượng lên lớp:                 2 buổi

 

Mục tiêu môn học:

  • Thiết kế hệ thống quản lý (quy chế và quy trình) công tác đầu tư trong doanh nghiệp/ tổ chức.
  • Nắm được phương pháp để khám phá và phát triển ý tưởng đầu tư thành kế hoạch.
  • Lập được báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (sơ bộ), báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Các lĩnh vực nghiên cứu khả thi bao gồm: vị trí, pháp lý, thị trường, kỹ thuật, nguồn nhân lực, tác động môi trường, tài chính, rủi ro).
  • Thẩm định dự án đầu tư.

Phương pháp học tập:

  • Giảng viên sẽ giới thiệu ngắn gọn, cô đọng các nội dung của qúa trình phát triển dự án, các nội dung phân tích của báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
  • Bài tập thực hành lập dự án và phân tích tài để học viên vận dụng kiến thức đã được trang bị.
  • Các nhóm học viên có nhu cầu giúp đỡ thêm hay muốn thảo luận mở rộng và nâng cao kiến thức có thể liên hệ các giảng viên qua e-mail.
  • Phương tiện phục vụ giảng dạy: Computer + Projecter

Tài liệu chính:

Học viên được phát tài liệu, bài tập, tình huống nghiên cứu và dự án mẫu để tham khảo.

 

Chương trình chi tiết:

 

Buổi 1. Quy trình phát triển dự án

Mục tiêu:

Quy trình phát triển dự án đầu tư từ khám phá ý tưởng đến xây dựng thành kế hoạch, và từ kế hoạch triển khai đưa vào khai thác.

 

Nội dung:

  • Đề xuất ý tưởng đầu tư: cơ sở đề xuất ý tưởng dựa trên lợi thế nội tại và tận dụng cơ hội bên ngoài.
  • Đánh giá ý tưởng: Phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá, thực hiện đánh giá. Kết quả đánh giá ý tưởng là lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
  • Tranh thủ sự đồng thuận: lý do cần tranh thủ sự đồng thuận, sự đồng thuận bên trong, sự đồng thuận bên ngoài.
  • Lập hồ sơ dự án: kết cấu của hồ sơ dự án; nội dung của hồ sơ dự án bao gồm báo cáo đánh giá rải rác, văn bản pháp lý liên quan, báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Thẩm định dự án: ai thẩm định dự án, tiêu chí thẩm định dự án, phương pháp thẩm định.
  • Quyết định đầu tư: căn cứ quyết định đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư.
  • Chuẩn bị triển khai dự án.

Buổi 2. Báo cáo nghiên cứu khả thi

 

Mục tiêu: Học viên lập được báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Nội dung:

  • Kết cấu báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Phân tích pháp lý: điều kiện kinh doanh, chính sách hỗ trợ, chính sách hạn chế của chính phủ, chính quyền địa phương.
  • Phân tích vị trí: bản vẽ hiện trạng, quy hoạch vùng, phân tích điều kiện đầu vào, cơ sở hạ tầng, lợi thế thương mại, bất lợi trong triển khai dự án từ vị trí.
  • Phân tích thị trường: phân tích cung - cầu, đối thủ cạnh tranh, xác định thị trường mục tiêu, thiết kế sản phẩm, định vị sản phẩm theo phân khúc thị trường, chiến lược marketing, phân phối sản phẩm dự án.
  • Phân tích kỹ thuật: Từ sản phẩm được xác định ở phần phân tích thị trường, cần lựa chọn công nghệ phù hợp như thế nào: thiết kế mặt bằng, dây truyền công nghệ, thiết bị đầu tư, chi phí đầu tư cố định, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.
  • Phân tích nhân lực: Làm thế nào để vận hành dự án hiệu quả? Cần xem xét đến các nội dung cơ cấu tổ chức, quy trình hướng dẫn công việc, chức danh trong dự án, đào tào, tuyển dụng. Trong nhiều trường hợp cần phân tích cung lao động.
  • Đánh giá tác động môi trường: nguồn gây ô nhiểm, biện pháp xử lý, chi phí xử lý.
  • Phân tích tài chính:         

            + Thiết kế thông số

            + Kế hoạch đầu tư

            + Kế hoạch nguồn vốn

            + Kế hoạch vay và trả nợ

            + Kế hoạch khấu hao

            + Kế hoạch thu nhập

            + Kế hoạch vốn lưu động

            + Kế hoach dòng tiền theo quan điểm chủ sở hữu (EPV)

            +Kế hoạch dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV)

            + Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án: NPV, IRR, PP, B/C, ADSCR, DSCR.

  • Phân tích rủi ro:

+ Phân tích định tính rủi ro: các khía cạnh của rủi ro, giải pháp ngăn ngừa, giải pháp giảm thiệt hại.

+ Phân tích định lượng rủi ro: phân tích độ nhạy 1 chiều, 2 chiều, phân tích mô phỏng.

      . Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

 

 

LIÊN KẾT
FANPAGE