Huỳnh Thanh Điền & Nguyễn Trọng Hoài (2016). Năng lực thâm nhập và phòng vệ của doanh nghiệp Việt Nam trong khối TPP. Báo cáo đối thoại chính sách 2016: Các cảnh báo tiềm năng cho Việt Nam khi gia nhập TPP. Đại học Kinh tế TPHCM. NXB Kinh tế TPHCM.
Hiệp đinh Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP)dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh tạo ra nhiều thời cơ và thách thức mới cho doanh nghiệp.Kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp của TPHCM cho thấy phần lớn doanh nghiệptrong nước thiếu định hướng xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công,phụ thuộc vào nguyên liệu do nước ngoài chỉ định nên khó đạt điều kiện về xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng chưa đạt yêu cầu, công nghệ chậm cải tiến và ý thức quản lý chất lượng chưa cao, nguồn nhân lực thiết kế công nghiệp và tương tác thị trường còn hạn chế,... nên khó thâm nhập vào thị trường các nước trong khối TPP. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI ngày càng lớn, nhưng năng lực phòng vệ của DN trong nướccòn hạn chế do thiếu tính liên kết trong sản xuất, yếu trong các công đọan quan trọng nhất của chuỗi giá trị là thiết kế và phân phối. Để tận dụng được cơ hội TPPđòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực thâm nhập hàng hoá, phát triển kinh doanh ra bên ngoàibằng việc cải tiến công nghệ, quản lý chất lượng tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh, tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời phải nâng cao năng lực phòng vệ trước sự thâm nhập hàng hoá, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoàithông qua đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối nội địa vững chắc.