ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ LẠM PHÁT: PHÂN TÍCH TÌN

Date: - View: 1291 - By:

Mô hình năm áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp được Porter (1985) đề xuất được vận dụng để phân tích áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của ngành bất động sản (BĐS) (viết tắt là RSME). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời trước năm 2007, RSME tồn tại được là nhờ vào chính sách tiền tệ mở rộng, sự hợp tác với doanh nghiệp nhà nước và huy động vốn từ khách hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, RSME bị đe dọa bởi sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (FDI). Trong bối cảnh lạm phát RSME bị mất ưu thế một cách khách quan do chính sách tiền tệ thắt chặt, hệ quả lãi suất cao làm tăng chi phí đầu tư và hạn chế hạn chế cầu tín dụng, từ đó gây khó khăn khi huy động vốn thanh toán từ khách hàng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những áp lực từ yếu tố nội tại, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với RSME. Nguồn gốc của các áp lực cạnh tranh đối với RMSE là do sự hạn chế các công cụ tài chính cho ngành BĐS và sự thiếu liên kết giữa các RMSE với nhau và giữa các RMSE với các doanh nghiệp có quy mô lớn, cũng như các doanh nghiệp có liên quan. Để hạn chế áp lực cạnh tranh đe dọa sự tồn tại của RSME, Chính phủ nên xây dựng hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ tài chính phục vụ thích hợp cho ngành BĐS, cũng như các chính sách kích thích sự liên kết giữa RMSE với các doanh nghiệp có quy mô lớn và các thành phần kinh tế khác nhau

NGUYỄN TRỌNG HOÀI & HUỲNH THANH ĐIỀN (2011), "ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ LẠM PHÁT: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM ", Tạp chí Phát triển Kinh tế (246)

LIÊN KẾT
FANPAGE